BATON ĐỂ PHÒNG VỆ LÀ HỢP PHÁP

19 October, 2017
BATON ĐỂ PHÒNG VỆ LÀ HỢP PHÁP

BATON ĐỂ PHÒNG VỆ LÀ HỢP PHÁP

 

Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi: “Sử dụng Baton để tự vệ có vi phạm pháp luật không? Vậy CÓ hay KHÔNG, Shop Baton ASP xin đưa ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Thứ nhất việc bạn sở hữu và mang theo Baton để phòng vệ là hợp pháp

Theo Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12, baton không thuộc danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ bị cấm sở hữu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự.

2. Vũ khí quân dụng gồm:

a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

9. Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

 

Thứ hai, việc bạn sử dụng Baton để tự vệ có phạm tội hay không?

Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy việc bạn dùng Baton để chống trả lại đối tượng có hành vi xâm hại đến thân thể, tính mạng của bạn với mức cần thiết- không vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng thì không phạm tội. Tuy nhiên ranh giới "quá mức cần thiết" và "cần thiết" rất khó để phân định, và chỉ được kết luận thông qua việc điều tra phân tích của các cơ quan có thẩm quyền, vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng Baton để phòng vệ.

(Việc sử dụng Baton tự vệ là hợp pháp)

baton baton asp 511 baton hà nội baton tự vệ dụng cụ võ thuật gậy 3 khúc gậy baton mua baton mua baton giá rẻ tại Hà Nội
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo